Thứ Năm, 28/09/2023 17:09:00 GMT+7
Huyện Kiến Thụy phát triển sản phẩm OCOP gắn xây dựng nông thôn mới
Lượt xem: 27
Huyện Kiến Thụy phát triển sản phẩm OCOP gắn xây dựng nông thôn mới
Huyện Kiến Thụy phát triển sản phẩm OCOP gắn xây dựng nông thôn mới
Thực hiện là chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện chủ động triển khai tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các bước thực hiện chu trình OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn đăng ký hồ sơ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
Cán bộ phụ trách OCOP huyện tiến hành khảo sát và thu thập thông tin, từ đó phân tích ưu - nhược điểm của các sản phẩm và đưa ra hướng khắc phục, chuẩn bị cho bước tiếp theo. Tư vấn cho chủ thể tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện sản phẩm nhằm đạt được thứ hạng cao khi được đánh giá; hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm về logo, nhãn hiệu, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc…
Đồng thời tập trung phát triển các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ với tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; phát huy các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Huyện đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá, phân hạng 24 sản phẩm OCOP cấp huyện, trong đó có 11 sản phẩm đạt 4 sao, 13 sản phẩm đạt 3 sao, tiêu biểu như: Nấm đông trùng hạ thảo Trường sinh, mật ong Đại Hợp, Cá kho làng chài, Gạo ruộng rươi …Tham gia vào chương trình OCOP, các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng, các sản phẩm đã có bước tiến về chất lượng, đầu tư thiết kế bao bì, nhãn mác hiện đại, sang trọng. Nhiều sản phẩm đã được sự quan tâm và ký kết hợp đồng tiêu thụ với các siêu thị, nhà phân phối lớn. Chương trình được triển khai đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, chủ thể đầu tư vào nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.